5 bài tập đơn giản giúp bạn kiểm tra sự linh hoạt của cơ thể

Để giữ được sức khỏe, không chỉ đơn giản là xây dựng cơ bắp và nâng cao sức chịu đựng. Nâng cao tính linh hoạt của cơ thể cũng là một điều rất quan trọng.

Cơ thể chúng ta khi sinh ra đều có tính linh hoạt bẩm sinh. Nhưng khi lớn lên chúng ta dần mất đi sự linh hoạt tự nhiên đó, điều này lý giải vì sao trẻ nhỏ thường dễ thực hiện những động tác mềm dẻo trên cơ thể hơn là người lớn.

Một cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, khỏe khoắn và giảm thiểu những tổn thương trong nhiều tình huống. Thế nhưng, do tác động của môi trường làm việc hiện nay, nhiều người đã mất đi hoặc không biết cơ thể mình còn đủ linh hoạt hay không? Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp 5 bài tập đơn giản ngay tại nhà để bạn kiểm tra xem cơ thể mình liệu còn linh hoạt hay không?

1. Kiểm tra độ linh hoạt của khớp vai

Kiểm tra độ linh hoạt của khớp vai

Đầu tiên bạn đưa hai tay ra sau lưng, sau đó úp 2 bàn tay vào nhau để như vậy sau lưng. Thực hiện động tác này thường xuyên có thể giúp vai của bạn trở nên linh hoạt hơn và bớt đau mỏi khi phải ngồi làm việc hàng tiếng đồng hồ.

Động tác này có dễ với bạn không?

  • Nếu câu trả lời là "Có" thì xin chúc mừng, bạn đã làm rất tốt hoặc cơ thể bạn vẫn trẻ trung lắm.
  • Nếu bạn làm động tác này gặp một chút khó khăn thì bạn cần luyện tập nhiều hơn.

Nếu cảm thấy quá khó khăn khi thực hiện thì bạn có thể thay thế bằng cách: Cẩn thận dùng lòng bàn tay bên này để nắm khuỷu tay bên kia ở phía sau lưng. Giữ tư thế này trong vài phút.

2. Kiểm tra tính linh hoạt của cột sống

Kiểm tra tính linh hoạt của cột sống

Đứng thẳng hai chân chụm vào nhau. Tiếp đó từ từ cúi gập người xuống, tay chạm sàn. Thực hiện động tác này sẽ giúp kéo giãn cột sống, giảm những cơn đau nhức.

  • Nếu bạn có thể đặt cả lòng bàn tay xuống sàn thì cơ thể bạn thực sự rất linh hoạt và dẻo dai.
  • Nếu bạn chỉ có thể đặt được một ngón tay xuống sàn thì cũng có thể xem là khá tốt, nhưng bạn cần phải rèn luyện nhiều hơn.

Còn nếu bạn không thể chạm nổi tay của mình xuống sàn, thì bạn thực sự cần rèn luyện cơ thể nhiều hơn nữa, bởi có thể cột sống của bạn lâu này đã không được hoạt động và nó không còn linh hoạt được nữa.

3. Kiểm tra sự linh hoạt của phần trước cổ và vai

Kiểm tra sự linh hoạt của phần trước cổ và vai

Quỳ hai chân xuống sàn và tạo góc 90 độ, 2 chân sát vào nhau. Sau đó ngã nhẹ đầu ra phía sau và đưa hai tay chạm vào gót chân. Thực hiện động tác này đều đặn sẽ giúp cho vai và phần cổ chân của bạn được hoạt động nhiều hơn.

  • Nếu bạn không thể nào chạm được tay vào gót chân thì cũng đừng cố gắng quá, bởi nó có thể làm bạn trật khớp, thay vào đó, bạn có thể chống tay vào lưng để hỗ trợ lưng khi uốn người xuống. Bạn cần tập luyện thường xuyên, điều này cảnh bảo sức khỏe của bạn đang kém đi rồi đấy.
  • Nếu có thể dễ dàng chạm tay vào gót chân thì thật tuyệt vời, chúc mừng bạn. Nhưng khi trở lại tư thế ban đầu, bạn cần nhớ làm từ từ để tránh bị thương.

4. Kiểm tra tính linh hoạt của khớp hông

Cúi gập người xuống

Kiểm tra tính linh hoạt của khớp hông

Động tác 4, bạn ngồi trên sàn, một chân duỗi thẳng ra trước mặt, chân còn lại co vào sao cho lòng bàn chân chạm đùi chân bên kia. Sau đó từ từ cuối người xuống, đưa tay ra nắm lấy các ngón chân, mặt vuông góc với bàn chân. Thực hiện động tác này hằng ngày sẽ giúp cho khớp hông của bạn trở nên linh hoạt hơn.

  • Với động tác này, nếu bạn có thể chạm chán của mình vào đầu gối khi chân vẫn đang duỗi trong khoảng 2 phút, thì xin chúc mừng bạn! Như vậy có nghĩa là khớp hông của bạn căng giãn tốt, tuổi sinh lý của bạn cũng rất trẻ.
  • Ngược lại, nếu bạn không thể chạm trán vào đầu gối hoặc chân của bạn không thể uốn cong, thì có nghĩa là khớp hông của bạn khá cứng, cơ đùi sau không đủ đàn hồi. Bạn nên dành nhiều thời gian để tập luyện thể dục thể thao nhé, nhất là với động tác này thì nên làm hàng ngày.

5. Kiểm tra tính linh hoạt khớp gối

Kiểm tra tính linh hoạt khớp gối

Đây cùng là cách để kiểm tra sự dẻo dai của gối

Bắt đầu từ tư thế High Plank (Tấm ván cao), bạn đặt người xuống tấm thảm như ở tư thế chống đẩy, sau đó đẩy người từ từ về phía sau, nâng mông cao lên trần tạo thành tư thế chữ V ngược. Thực hiện động tác này giúp đầu gối bạn khỏe mạnh hơn.

Nếu bạn còn trẻ, thì động tác này không hẳn là quá khó, bạn có thể dễ dàng thực hiện động tác này, điều đó chứng tỏ khớp gối của bạn đang vô cùng tốt và linh hoạt. Sau khi tập xong động tác này, bạn hãy trở về tư thế ban đầu một cách nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn khi tập nhé.

Với những người sau 30 tuổi, lúc này xương khớp bắt đầu cứng hơn, với những động tác uốn cong khuỷu tay, đầu gối và lưng cũng là một thử thách. Vậy nên, nếu bạn ngoài 30 tuổi mà vẫn thực hiện dễ dàng thì chúc mừng bạn.

Còn trong trường hợp bạn không vượt qua được bài kiểm tra này thì có thể cơ thể bạn đã có nguy cơ 50 tuổi và chứng tỏ bạn là người rất lười tập luyện. Hãy dành thời gian luyện tập để có đầu gối khỏe mạnh nhé.

Với những động tác kiểm tra trên không có động tác nào quá khó. Chỉ cần cơ thể bạn thường xuyên luyện tập chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với cơ thể của mình đấy. Bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, trẻ trung ngoài tưởng tượng.

Xem thêm:

Thứ Hai, 04/12/2017 16:10
31 👨 1.321
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bí quyết Sống vui