Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Kinh nghiệm là mở khẩu độ nhỏ khoảng f/18 để bắt được nhiều chi tiết trên chủ thể hay sử dụng đèn flash đánh thẳng để độ bão hòa màu sâu hơn.

Với sự nhấn mạnh vào chi tiết, hoa văn và kết cấu của chủ thể dù rất nhỏ, nhiếp ảnh macro có thể mang lại nhiều bức hình độc đáo và mới lạ khai thác từ vẻ đẹp thiên nhiên. Những người chụp ảnh macro thường phải khá tỉ mỉ, kỹ tính. Một bức ảnh cũng chưa đựng nhiều công sức của người chụp như cách chỉnh thông số hay bố trí thiết bị hợp lý, luôn sẵn sàng với mọi tình huống chụp cũng như phát hiện ra các góc, đường nét hay hình khối thú vị.

Dưới đây là những mẹo nhỏ cần lưu ý khi chụp ảnh macro theo tạp chí National Geographic:

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Bức ảnh Chú ong cô độc cùa tác giả John Kimbler.

Ảnh Macro là một thể loại nhiếp ảnh phóng đại. Nó thường được công nhận là "vĩ mô" khi người chụp tăng kích thước của các đối tượng trong hình ảnh lên gấp nhiều lần. Trong bức ảnh này, một ống kính macro kết hợp cùng đèn flash kép chuyên chụp cho ảnh macro đã giúp tái tạo những chi tiết phức tạp trên chú ong cũng như cánh hoa.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Bức ảnh Bọ rùa đang đậu trên hoa cúc của tác giả Yoann Ducamp.

Như một quy luật không chính thức, người chụp nên luôn sử dụng một khẩu độ mở không lớn hơn f/16 để có thể chụp được tất cả hoặc ít nhất là hầu hết chủ thể chính cần nắm bắt. Không giống như các bức ảnh thông thường, ảnh macro có kích thước nhỏ nên độ sâu trường ảnh phải rộng hơn nhiều so với thông thường mới có thể thu được những chi tiết trên chủ thể.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Bức ảnh Hạt bồ công anh của tác giả Michele Sutton.

Đây là một cách khác nhau để nắm bắt hạt bồ công anh vào buổi chiều với một làn gió thổi nhẹ kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên hoàn toàn với một chút sắp đặt nhỏ của người chụp. Khác với tiêu chuẩn f/16 nói trên, trong một số trường hợp cụ thể, mở khẩu độ lớn hơn một chút cũng có thể tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật thú vị nếu như chủ thể không quá cần thiết phải rõ nét các chi tiết.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Mô hình Ôtô thu nhỏ trên quả bóng cao su của tác giả Peter Martin.

Khi chụp ảnh macro, độ sâu trường ảnh hẹp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thay vì cố gắng loại bỏ nó, người dùng có thể tận dụng bằng cách sử dụng những hình ảnh, ảnh sáng ở phông nền để tạo ra các chi tiết ảnh thú vị.


Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Cá vẹt Ember của tác giả Paul Sutherland.

Hãy thử sáng tạo với nhiếp ảnh macro bằng cách chụp chủ thể từ những góc bất ngờ. Thử với ánh sáng khác nhau, sử dụng ánh sáng từ phía trước cho độ bão hòa màu sâu hơn và ánh sáng phụ làm nổi bật kết cấu chủ thể.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Ong mật của tác giả John Kimbler.

Bức ảnh được chụp bởi ống kính Canon MPE-65 mm. Một bức ảnh macro thực sự thành công khi hình ảnh có một chủ thể chính và các điểm phụ bổ trợ cho chúng. Chọn một phông nền đơn giản và không làm nó cạnh tranh với chủ đề chính để người xem không bị phân tán ánh nhìn là một điểm lưu ý.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Một phụ kiện thấu kính phẳng có thể gắn vào trước ống kính giúp nhiếp ảnh gia có thể chụp ở sát chủ thể hơn, lấy nét ở khoảng cách gần hơn nhưng tỷ lệ phóng đại hình ảnh vẫn sẽ phụ thuộc vào tiêu cự của ống kính.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Bọ cánh cứng trên cây cúc vạn thọ Leatherwing của tác giả John Troiani.

Tác giả đã sử dụng một máy ảnh Nikon D80 và ống kính macro Sigma 150 mm. Chủ thể đã luôn di chuyển nhưng nhiếp ảnh gia đã có thể bắt được khoảnh khắc rất tốt. Chụp ảnh hoa, lá hay côn trùng ngoài thiên nhiên là một thách thức thật sự. Một bức ảnh với đầy đủ điều kiện hoàn hảo có thể bị hủy hoại nhanh chóng chỉ bởi một cơn gió nhẹ. Đối tượng không giữ được trạng thái ban đầu và ảnh bị mờ. Trước khi chụp bức hình của mình, hãy quan sát thật kỹ môi trường xung quanh và chuẩn bị sẵn sàng máy và thiết bị. Sử dụng tốc độ màn trập nhanh nhất có thể, sử dụng đèn flash vòng hoặc các các đèn flash gắn lên ống kính nếu muốn chụp ở độ mở nhỏ.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Một loại côn trùng có cánh (ruồi, nhặng) của tác giả Jervis Mun.

Ở bức hình này, một chiếc chân máy ảnh là tối cần thiết. Người dùng có hai sự lựa chọn, một là một chân máy có các chân xoãi ra đủ rộng để cho máy ảnh ở một vị trí rất thấp. Hoặc trường hợp hai là chân máy cho phép xoay máy ảnh xuống dưới phần đế chân.


Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Nếu chụp ảnh ngoài trời vào những ngày trời có nhiều ánh nắng, nhiếp ảnh macro luôn phát huy được hiệu quả do tốc độ màn trập được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, một ngày u ám chưa chắc đã là "thảm họa" bởi khi đó chủ thể sẽ có ánh sáng đều và không bị "gắt".

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Bức ảnh Nhện đen của tác giả Maneesh Kaul.

Thực tế không dễ sử dụng đèn flash gắn kèm của máy ảnh khi chụp macro. Chiều dài của ống kính, có hoặc không có kính macro đi kèm sẽ gây ra một bóng từ đèn flash của máy ảnh. Giải pháp tốt nhất là sử dụng đèn flash gắn ngoài. Loại tốt nhất cho nhiếp ảnh macro là có một đầu flash có thể quay và nâng cao góc.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Côn trùng trên giấy của tác giả Ankit Mavchi.

Tác giả sử dụng một mẫu máy Canon Powershot A470 và chờ đợi khi chú côn trùng vào đúng vị trí đẹp nhất để bătgs đầu bấm máy. Nếu bạn tìm thấy một loại côn trùng hoặc vật nhỏ cho phép bạn tới gần thì hãy bắt đầu chụp ngay tức khắc. Hãy chắc chắn rằng máy ảnh của bạn luôn sẵn sàng bởi có thể tất cả những gì bạn kỳ vọng sẽ chỉ nằm ở một cú bấm máy.

Kinh nghiệm chụp thiên nhiên dưới góc ảnh macro

Những giọt sương đậu trên cây của tác giả Peter Racz.

Tự động lấy nét thường không làm việc tốt khi chụp ảnh macro. Chuyển sang lấy nét bằng tay và bạn sẽ có những hình ảnh sắc nét và đúng ý hơn.

Thứ Sáu, 13/04/2012 08:52
31 👨 779
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp