20 “bí kíp” tiết kiệm pin cho smartphone (Phần 2)

ĐTDĐ ngày càng thông minh với hàng loạt tính năng nâng cấp để duyệt e-mail, lướt web, chỉnh sửa văn bản, nghe nhạc, chụp ảnh… Chính sự “hiện đại lại rất hại điện”, smartphone “ngốn” pin rất nhanh. 20 mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm pin cho smartphone.
>> 20 “bí kíp” tiết kiệm pin cho smartphone (Phần 1)

11. Biết rõ về không gian

Sóng radio phải “làm việc cật lực” ở những nơi có nhiều có thiết bị điện. Do đó, nếu gọi điện ở trong công viên sẽ tiết kiệm được pin hơn là gọi ở trong các cửa hàng shop hoặc trong bệnh viện – là những nơi sử dụng nhiều thiết bị điện.

Ở những nơi này, sóng radio sẽ mất nhiều thời gian tìm tím hiệu hơn hoặc thậm chí là không có sóng để gọi điện. Vì thế, nếu ở những nơi sóng kém như vậy thì tốt nhất là bạn nên tắt điện thoại để tiết kiệm được chút ít pin.

12. “Hãm” tốc độ

Sử dụng các dịch vụ 3G, như HSPA hay EV-DO, sẽ ngốn nhiều điện năng hơn là dùng các dịch vụ 2,5G hiện nay. Không phải tất cả ứng dụng đều cần phải sử dụng mạng không dây tốc độ cao. Bạn sẽ không thấy có nhiều khác biệt giữa hai mạng 2,5G và 3G khi check mail. Một số điện thoại, như iPhone 3G cho phép người dùng chuyển sang kết nối chậm hơn để tiết kiệm pin. Vì thế, bạn nên cân đối để sử dụng các mạng không dây một cách thích hợp.

13. Dùng tai nghe có dây

Tai nghe không dây sử dụng sóng radio thế nên rất tốn pin. Bạn nên chuyển sang dùng tai nghe có dây để tiết kiệm pin cho “chú dế”.

14. Dùng chế độ tự tắt máy

Một số điện thoại, chẳng hạn như BlackBerry, có cài đặt cho phép người dùng tự động tắt nguồn vào một thời điểm nào đó, ví dụ máy sẽ tắt lúc 11 giờ đêm và tự động khởi động lại lúc 7 giờ sáng. Nhờ đó, người dùng không cần thực hiện hàng ngày mà vẫn tiết kiệm được pin.

15. Đừng để hết sạch pin mới nạp

Bạn nên cố gắng sạc pin lúc máy vẫn còn điện, tốt nhất là khi pin vẫn còn 40% dung lượng.

Một điều lưu ý nữa là, khoảng vài tháng một lần, bạn nên dùng cạn kiệt pin rồi sau đó nạp lại điện cho máy. Cách làm này không phải để kéo dài thời lượng pin mà để reset lại phần mềm thông báo tình trạng pin cho mobile. Cách làm này sẽ giúp điện thoại đọc dung lượng pin chính xác hơn.

16. Không nên để ở những nơi quá nóng

Bạn nên lưu ý điều này, không nên để điện thoại ở những nơi quá nóng vì nó sẽ làm pin nóng chảy.

17. Nên mang theo pin dự phòng

Nếu bạn thường xuyên rơi vào hoàn cảnh pin sắp cạn kiệt thì tốt nhất là nên mua thêm một hoặc nhiều cục pin khụ khác để đề phòng lúc cần thiết mà mobile tự dưng “ngỏm”.

18. Chuyển sang dùng pin mở rộng

Loại pin này thường là do các nhà cung cấp dịch vụ hay các hãng sản xuất điện thoại bán bổ sung cho những người nào có nhu cầu. Pin này có thời lượng lâu hơn khoảng 25-50% so với các loại pin chuẩn. Giá bán dao động trong khoảng 10-30 USD.

Tuy nhiên, người dùng iPhone không có cơ hội “thử nghiệm” pin phụ hay pin mở rộng vì điện thoại này không hỗ trợ pin thay thế.

19. Nên mang theo bộ sạc di động

Ngày nay có rất nhiều loại sạc di động, như Medis 24-7 Power Pack (23 USD-40 USD) – sử dụng công nghệ pin nhiên liệu để nạp điện cho điện thoại; hay là pin của hãng Solio (80 USD-170 USD) sạc pin bằng năng lượng mặt trời.

20. Mua thêm bộ sạc khẩn cấp

Đôi khi trong một số trường hợ, không có thời gian để sạc pin bằng bộ sạc thông thường thì giải pháp tốt nhất lúc này là dùng bộ sạc khẩn cấp. Những bộ sạc này thường là nhẹ hơn, rẻ hơn nhưng lại không thể sạc được nhiều pin như các đầu sạc thông thường.

Loại sạc khẩn cấp của Cellboost có giá dưới 10 USD, còn loại của Turbo Charge đắt hơn một chút.

Thứ Hai, 06/10/2008 09:20
31 👨 688
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp