Tham vọng hướng tới bất tử của các tỷ phú công nghệ

Peter Thiel, Larry Ellison, Sergey Brin và Larry Page là những tỷ phú công nghệ đang mang hoài bão đẩy lùi con người khỏi cái chết, dù biết rằng điều này có thể bất khả thi. Nhưng ít nhất, họ vẫn muốn tìm ra cách kéo dài tuổi thọ càng lâu càng tốt.

Top 10 tỷ phú công nghệ: Zuckerberg vượt hàng loạt tiền bối

Công cuộc tìm kiếm cuộc sống bất tử đã có từ cách đây hàng ngàn năm nhưng vẫn chưa hề có kết quả nào khả quan. Tuy nhiên từ năm 1840, tuổi thọ dự đoán ở các nước phát triển đã tăng từ 40 lên đến 80 tuổi. Điều này có nghĩa con người đã sống lâu hơn hai lần so với cách đây 2 thế kỷ. Như vậy, liệu tuổi thọ của nhân loại có được kéo dài thêm 1 lần nữa không?

Theo một tựa báo được đăng trên tờ Washington Post của Ariana Eunjung Cha, tại bữa tiệc tối năm 2004, các nhà khoa học hàng đầu của Thung lũng Silicon đã đồng ý đưa ra mục tiêu kéo dài sự sống là việc làm "xứng đáng" và có ý nghĩa.

Tham vọng kéo dài tuổi thọ, hướng tới bất tử của các tỷ phú công nghệ
Peter Thiel cho rằng "kẻ thù" của nhân loại chính là cái chết

Những tỷ phú này không chỉ biết bỏ tiền ra, họ còn có cơ hội tiếp cận vào cả y học hiện đại, di truyền, họ nỗ lực để thiêt lập sơ đồ não bộ, và sở hữu các hệ thống máy tính có khả năng xử lý những lượng thông tin khổng lồ. Giờ đây chúng ta có thể biết được nhiều hơn về sức khỏe con người và có thể tiếp cận được với nhiều loại công cụ mà chưa từng tồn tại trong nhiều thập kỷ trước, theo ghi nhận chi tiết trong bài báo của bà Cha về những nỗ lực mà họ đem lại trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

Trong bài cũng có viết chi tiết về "những người khổng lồ công nghệ" như sau: Mục tiêu của họ là sử dụng các công cụ công nghệ, chẳng hạn như các loại chip xử lý, các chương trình phần mềm, thuật toán và các dữ liệu lớn(*) mà họ đã từng sử dụng trong việc tạo ra một cuộc cách mạng thông tin, để từ đó hiểu và nâng cấp...cơ thể con người - hợp thể hoàn hảo và phức tạp nhất trên đời.

* Dữ liệu Lớn là thuật ngữ chỉ tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp đến mức khó có thể xử lý bằng các công cụ hay ứng dụng quản trị và phân tích dữ liệu truyền thống.

Dưới đây là một số đóng góp của họ trong thời gian qua:

Theo Cha, Larry Ellison, người sáng lập Oracle, đã quyên góp hơn 430 triệu USD cho nghiên cứu chống lão hóa. Ông đã từng nói với người viết tiểu sử về mình rằng "Cái chết chưa bao giờ có nghĩa với tôi ... Làm thế nào mà một người đang sống có thể biến mất mà không thể tồn tại được nữa?"

- Vào năm 2013, Larry Page thành lập Calico, một công ty có mục đích nghiên cứu ngăn chặn lão hóa - với số vốn 750 triệu USD từ Google.

- Peter Thiel của Breakout Labs tài trợ cho các dự án phát triển xương từ tế bào gốc, nghiên cứu cách để sửa chữa những hư tổn tế bào do tuổi tác, và cách thức để làm lạnh nhanh để bảo quản các cơ quan nội tạng.

- Nhà sinh vật học Pam Omidyar và chồng cô, cũng là người sáng lập eBay - Pierre Omidyar, đã quyên góp hàng triệu USD để nghiên cứu vì sao có một số người có khả năng chống lại các dịch bệnh.

- Sergey Brin - đồng sáng lập nên Google, người mang gene căn bệnh Parkinson, đã quyên góp 150 triệu USD cho nỗ lực sử dụng nguồn dữ liệu lớn để tìm hiểu thêm về ADN. Ông cho rằng những nỗ lực có thể nhanh chóng đem lại kết quả cho nghiên cứu chứng Parkinson (và các bệnh khác), từ đó đem lại chìa khóa phòng tránh các bệnh thoái hóa thần kinh dẫn đến giảm tuổi thọ.

- Một số giải thưởng khoa học lớn nhất của năm là 6 giải thưởng Đột Phá với trị giá 3 triệu USD, được tài trợ bởi Priscilla Chan và chồng cô là Mark Zuckerberg cùng với Sergey Brin và Anne Wojcicki (người sáng lập ra 23andMe, công ty kiểm nghiệm di truyền). Theo bà Cha, họ đã đề ra các giải thưởng để hỗ trợ các nhà khoa học trong việc nghiên cứu về kéo dài tuổi thọ.

Một số người lo ngại rằng việc kéo dài sự sống sẽ chỉ có lợi cho những người giàu có hoặc sẽ tạo ra một hành tinh chật kín người cao tuổi và không có biện pháp tốt nào để hỗ trợ họ. Những người khác nghĩ rằng cuộc sống hiện tại của chúng ta không cần thiết phải trở nên tốt hơn - nhiều người sống vẫn tốt, cho đến khi trí não và cơ thể của họ bị tàn phá bởi những căn bệnh mà chỉ tồn tại ở tuổi già.

Tuy nhiên, những tỷ phú công nghệ là người lạc quan và nghĩ rằng tất cả điều này có thể được khắc phục. Thiel cho rằng "kẻ thù" của nhân loại chính là cái chết. "Tôi tin rằng sự tiến hóa là quy luật của tự nhiên", ông nói với tờ Washington Post. "Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng thử thoát ra hoặc vượt qua khỏi vòng quy luật tự nhiên này"

Thứ Hai, 20/04/2015 13:35
31 👨 200
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp