Tăng tốc ổ SSD lên tới 20% trong vòng 5 bước

Ổ cứng thể rắn SSD có tốc độ cao hơn rất nhiều so với ổ HDD. Đặc biệt với sự ra đời của chuẩn giao tiếp SATA 3, một ổ SSD đời mới có thể nhanh hơn HDD gấp 3 đến 4 lần. Tuy nhiên, nếu không biết cách thiết lập và sử dụng, chiếc ổ đắt tiền của bạn có thể bị giảm tới 30% hiệu năng.

1. Thiết lập AHCI

Thường bios của các bo mạch chủ đều mặc định nhận ổ cứng ở dạng IDE, người dùng cần phải vào bios để thiết lập lại thành AHCI. Mỗi bo mạch chủ có giao diện bios khác nhau, nếu mày mò không ra bạn có thể tham khảo trong sách Manual – hướng dẫn sử dụng đi kèm đi mua, hoặc tải về từ trang chủ của hãng.

Theo như thử nghiệm của người, ở chế độ IDE, ổ cứng sẽ không thể đạt tốc độ đọc quá 400 MB/s, nên nếu chỉ sở hữu ổ SSD giao tiếp SATA 2 (tốc độ tối đa 375 MB/s), bạn sẽ không cần đến bước này.

Lưu ý: Việc thay đổi thiết lập giữa IDE và AHCI sẽ yêu cầu cài lại toàn bộ hệ điều hành mới có thể sử dụng.

2. Cài Intel Rapid Storage

Nếu sử dụng hệ thống nền tảng Intel, bạn nên cài phần mềm Intel Rapid Storage – phần mềm tối ưu của Intel cho các bo mạch chủ dung chipset của hãng.

Phiên bản cập nhật mới nhất có thể tìm thấy ở đây.

3. Sử dụng lệnh Diskpart có sẵn trong Windows 7

- Vào CMD gõ diskpart.

- Gõ tiếp list disk để ra danh sách ổ.

- Gõ select disk a với a là số thứ tự của ổ cần chọn.

- Gõ create partition primary align=64.

- Đã xong, bạn có thể thoát khỏi cmd.

4. Update firmware

Các hãng sản xuất thường tung ra firmware mới để khắc phục lỗi hay cải thiện tốc độ cao hơn. Mỗi hãng đều có công cụ update riêng, bạn nên search google để tìm bản firmware mới nhất. Ví dụ tôi sử dụng ổ Mach Xtreme MX DS Turbo thì search với từ khóa “Mach Xtreme MX DS Turbo firmware”.

Lưu ý: nên tải từ trang chủ của hãng để đảm bảo phiên bản bạn tải là mới nhất + nhớ đọc kĩ hướng dẫn đi kèm.

5. Làm sạch toàn bộ ổ cứng

Ổ SSD có 2 đặc điểm khác biệt về cách sử dụng so với HDD:

- Dung lượng càng cao thì tốc độ càng nhanh

- Ổ SSD đạt được tốc độ cao nhất khi mọi transistor của nó không có dữ liệu (trống). Để đạt được điều này, người dùng cần làm một thao tác gọi là erase disk (không phải format). Sau khi erase, toàn bộ dữ liệu sẽ mất hết, vì vậy cách này yều cầu phải sao lưu lại dữ liệu, và chỉ nên thực hiện sau một thời gian dài sử dụng hoặc khi cần cài lại hệ điều hành.

Cách tốt nhất để erase toàn bộ ổ đĩa là sử dụng USB boot Parted Magic. Đây là một công cụ Linux tuyệt vời chuyên cứu hộ ổ đĩa. Đặc biệt tiện ích Erase Disk của Parted Magic có thể qua mặt tính năng bảo mật Frozen (chống xóa ổ cứng) của nhiều bo mạch chủ - điều mà các công cụ thông dụng khác như HDDerase không làm được. Sau đây là hướng dẫn cách làm:

Bước 1: Tạo USB boot Parted Magic

Download bộ công cụ Parted Magic tại đây.

Sau đó giải nén file zip vừa tải về được 1 file iso.

Download UNetbootin - phần mềm tạo USB boot hệ điều hành tại đây.

Khởi động UNetbootin, chọn hệ điều hành cần boot là PCLinuxOS và tìm đường dẫn đến file iso vừa giải nén. Sau đó nhấn OK để bắt đầu.

Bước 2: boot Linux bằng USB vừa tạo

Khởi động lại máy tính và boot bằng USB vừa tạo. Chọn Default settings (Runs from RAM). Sau đó sẽ vào một giao diện Linux.

Bước 3: Sử dụng tiện ích Erase Disk

Nhấn chuột vào logo bên góc trái dưới cùng màn hình > System Tools > Erase Disk. Do người viết phải dung máy ảnh chụp từ màn hình nên có nhiều vết nhiễu.

Chọn Internal: Secure Erase command writes zeroes to entire data area > Continue.

Lựa chọn ổ đĩa cần erase. Chú ý cẩn thận đừng chọn nhầm vì toàn bộ dữ liệu trong ổ đĩa đó sẽ mất sạch. Ở đây chúng tôi sử dụng ổ SSD Mach Xtreme MX DS Turbo 120GB. Chọn OK.

Một số bo mạch chủ có tính năng chống xóa ổ cứng (Frozen), khi đó chương trình sẽ đề nghị bạn đưa máy tính vào trạng thái sleep mode. Sau khi “sleep”, hãy bật lại máy và khởi động lại Erase Disk theo các bước trên.

Cửa sổ tiếp theo yêu cầu nhập mật mã cho quá trình xóa ổ đĩa, mặc định chương trình là NULL, đừng thay đổi gì cả.

Quá trình thực hiện diễn ra cực nhanh. Việc xóa ổ đĩa đã hoàn tất.

Bước 4: Định dạng lại ổ đĩa và cài đặt hệ điều hành

Thao tác erase xóa sạch sẽ toàn bộ ổ đĩa, kể cả định dạng và phân vùng, nên bạn cần phải định dạng và chia lại phân vùng. Bạn có thể thực hiện điều này bằng phần mềm Acronis Disk Director trên một máy tính cài sẵn hệ điều hành khác, hoặc sử dụng đĩa Hiren Boot CD. Chú ý sau khi định dạng và chia phân vùng xong, bạn phải format toàn bộ ổ đĩa một lần mới có thể cài lại hệ điều hành, nếu không quá trình cài đặt sẽ gặp lỗi (format bằng lựa chọn của đĩa cài hệ điều hành cũng được).

Thứ Ba, 18/10/2011 08:26
32 👨 10.839
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp