Samsung không bán tablet Windows RT ở Mỹ

Quyết định không phát hành máy tính bảng Windows RT tại thị trường Mỹ của Samsung đã làm tổn thương những nỗ lực của Microsoft trong cuộc chạy đua gây dựng vị thế để chống lại Google và Apple trên thị trường điện toán di động.

Chỉ vài ngay sau khi ông Steve Ballmer tự hào tuyên bố Samsung là một trong những đối tác quan trọng của Microsoft trên thị trường máy tính bảng, hãng sản xuất điện tử Hàn Quốc đã khai tử kế hoạch phát hành ở Mỹ một chiếc máy tính bảng sử dụng nền tảng Windows RT, một phiên bản của Windows 8 được thiết kế chủ yếu cho các thiết bị di động.

Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách các khối PC và tablet của Samsung USA Mike Abary đã nói trong cuộc phỏng vấn với trang công nghệ CNET rằng, các đối tác bán lẻ của họ nhận thấy nhu cầu ban đầu của thị trường đối với những sản phẩm Windows RT rất khiêm tốn. Do vậy, Samsung đã trù tính họ sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để có thể thu hút người tiêu dùng vào những thế mạnh của Windows RT. Mike Abary cũng nói thêm rằng khách hàng có thể bị nhầm lẫn bởi hệ điều hành này, vốn không giống như hệ điều hành Windows 8, chỉ có thể chạy các phần mềm cài đặt sẵn bởi Microsoft hoặc các ứng dụng được tải về Windows Store. Tuy nhiên, Samsung vẫn sẽ phát hành chiếc máy tính bảng sử dụng nền tảng này tại một số thị trường quốc tế.

Năm ngoái, HP cho biết họ đã hủy bỏ các kế hoạch cho ra mắt một chiếc máy tính bảng Windows RT dựa trên phản hồi của khách hàng.

Samsung không bán tablet Windows RT ở Mỹ
Samsung quyết định không phát hành máy tính bảng Windows RT ở Mỹ

Quyết định của Samsung, một trong những nhà sản xuất điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới, không đẩy mạnh phát triển Windows RT chắc chắn sẽ là một đòn giáng mạnh vào Microsoft. Đầu tuần trước, đích thân ông Ballmer, CEO của Microsoft đã bất ngờ xuất hiện trong bài thuyết trình của Qualcomm tại triển lãm CES để giới thiệu các thiết bị Windows mới, trong đó có cả chiếc máy tính bảng Ativ Tab mà ông này khen ngợi là "tuyệt đẹp".

Microsoft đã phát triển hệ điều hành Windows RT để chạy trên sản phẩm chip ARM được sản xuất bởi Qualcomm và Nvidia. Tuy nhiên, sau khi Samsung quyết định từ bỏ cuộc chơi thì hiện chỉ còn Lenovo, Dell và Asus là những nhà sản xuất thiết bị gốc lớn đang phát triển các thiết bị sử dụng nền tảng Windows RT cho thị trường Mỹ.

Bản thân Microsoft cũng đã gia nhập thị trường này khi hãng trình làng máy tính bảng Surface RT trong tháng 10 vừa qua. Mối lo ngại các nhà sản xuất phần cứng có thể không dồn toàn lực cho Windows RT là một phần lý do đứng đằng sau quyết định tự mình sản xuất phần cứng của gã khổng lồ phần mềm Mỹ.

Các nhà phân tích tin rằng Microsoft có thể tiến sâu vào lĩnh vực phần cứng hơn nếu họ cảm thấy các đối tác của mình không dốc toàn tâm toàn lực cho Windows RT và Windows 8 hoặc họ nhận ra rằng cộng động các nhà sản xuất thiết bị gốc không tiến bộ hơn. Rob Enderle, một nhà phân tích tại The Enderle Group nói "Đôi khi bạn muốn có một sản phẩm để trình diễn thực sự, bạn phải bước lên và tự mình làm ra nó". Rob Enderle đã trích dẫn smartphone Nexus của Google làm ví dụ cho nhận định này.

Nhiều hãng sản xuất máy tính cá nhân (PC) đã xem xét Windows RT và tỏ ra không hào hứng với nền tảng này bởi vì nó không chạy được các ứng dụng cốt lõi của Windows.

Hồi đầu tuần trước tại CES, đồng trưởng nhóm Windows Tami Reller khẳng định Microsoft đã có chiến lược tham gia ngành kinh doanh phần cứng trong dài hạn như một doanh nghiệp thực sự.

Thứ Hai, 14/01/2013 14:54
31 👨 81
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp