Lựa chọn mua máy tính bỏ túi

Cách đây 5 năm, những lần đi hội thảo do các chuyên gia nước ngoài trình diễn những phần mềm và công nghệ mới chúng ta đã được chứng kiến một máy tính nhỏ gọn có thể kết nối vào hệ thống phần mềm thông qua một kết nối không dây, khi đó chúng ta ai mà chẳng ước mơ mình sẽ được làm chủ một máy tính bỏ túi có thể "tung tăng" đây đó mà vẫn truy cập Internet được.

Bây giờ chỉ với trên 200USD là bạn đã có thể dễ dàng "làm chủ" một con máy tương đối "ngon" với những tính năng mà ngày trước bạn hằng mong muốn.

Tuy nhiên, với thu nhập của chúng ta thì 200USD cũng là một "khoản" cần phải "chắt bóp" nên khi bỏ tiền thì cũng phải đáng "đồng tiền bát gạo". Chính vì vậy, khi mua một chiếc máy tính bỏ túi chúng ta phải nghiên cứu xem những loại máy cần mua có những tính năng của những chiếc máy đó có gì đặc biệt hay không. Ngoài những tính năng cấu hình của máy phải mạnh, kích cỡ phải nhỏ gọn, màn hình màu tuyệt hảo, âm thanh sống động bạn cũng cần phải quan tâm xem bộ nhớ ngoài sử dụng card Memory Stick loại nào. Với mỗi l oại máy tính bỏ túi sẽ cho phép bạn sử dụng một hoặc hai loại Memory Stick trong những loại thông dụng trên thị trường như SD, MMC, PCMCIA, CF tất nhiên mỗi loại một giá cho dù cùng một dung lượng. Bạn cũng cần ngoài kiểm tra dung lượng của bộ nhớ trong ROM và bộ nhớ ngoài của Memory Stick hay RAM cũng không nên quên kiểm tra kỹ màn hình TFT của máy xem có bị lỗi hay không, chỉ cần một chấm ảnh trên màn hình bị lỗi cũng sẽ làm bạn không yên tâm sử dụng máy trong thời gian sau này (không khéo mua máy lại thành "ôm rơm").

Đa số những máy mua trên thị trường cũng như những máy tính PC mua ngoài cửa hàng về đều có những tính năng về phần mềm tương đương như nhau ví dụ cũng có Word, Excel, danh bạ v.v... chứ chưa có những phần mềm với tính năng vượt trội hay đặc biệt. Bạn muốn có những tính năng vượt trội hơn hẳn với những "anh em" của nó thì phải xem xem hệ điều hành cho mỗi con máy đó có thông dụng cho sự phát triển các ứng dụng trên đó hay không. Có thể nói tới các dòng máy hệ Palm, Pocket PC sử dụng Window CE v.v... là những hệ máy tính bỏ túi được rất nhiều người sử dụng cũng như cũng được rất nhiều dân nghiền "IT" nghiện ngập và dồn tâm huyết để viết những ứng dụng cho các hệ máy này. Dân nghiền Pocket PC của Việt nam cũng đã tâm huyết xây dựng hẳn một forum chuyên trao đổi kinh nghiệm để phát triển nhiều ứng dụng cho các dòng máy Pocket PC (www.pocketpcvn.com). Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều ứng dụng đặc biệt trên này như Lịch Việt (cho biết ngày tháng giờ âm lịch theo cả can chi), bộ gõ Tiếng Việt unicode trên Pocket PC cho phép các bạn có thể gõ tiếng Việt theo nhiều kiểu VNI hay Telex. Đặc biệt, một người bạn của tôi sau khi mua được một con O2 XDA đã mày mò và lập trình hẳn một phần mềm Lịch Vạn Sự cho phép xem ngày tháng như Lịch Việt nhưng còn báo cho bạn biết được ngày giờ tốt xấu, ngày tháng âm lịch và các ngày giỗ chạp theo âm lịch ngay trên màn hình Today. Nếu là dân IT thì giờ đây cũng đã rất nhiều ngôn ngữ hỗ trợ cho việc lập trình cho mình một phần mềm riêng như C++, Borland C 6.0 và Microsoft cũng cho phép bạn có thể sử dụng ngay .NET để phát triển những ứng dụng bằng ngay ngôn ngữ lập trình phổ thô ng dễ học VB.NET.

Tất nhiên, tiền nào của ấy, càng nhiều tiền thì tính năng càng vượt trội càng nổi bật nhưng không nên để nhiều tiền chỉ để "sành điệu" không vì nếu không sẽ trở thành "trọc phú".

Tạp chí Sức mạnh số

Thứ Năm, 26/07/2018 14:11
31 👨 511
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp