Cuộc thống trị của phần mềm nguồn mở (P.2)

Cuộc thống trị của phần mềm nguồn mở (P.1)

Có một số ý kiến phản đối chung đối với việc áp dụng chuyên nghiệp các PMNM. Hầu hết đều không có giá trị, hoặc không còn giá trị nữa vào năm 2007.

Không đáng tin cậy?

Các hãng tích hợp hệ thống lớn như IBM và Hewlett-Packard dựa trên PMNM để đưa ra các giải pháp cho các khách hàng của họ, và họ trả tiền cho hàng ngàn các nhà lập trình phát triển có tay nghề để làm việc trên các dự án PMNM. 81% trong số các công ty trong danh sách Fortune 500 chấp nhận việc sử dụng PMNM trong sản xuất. Việc cài đặt ban đầu các công cụ hạ tầng PMNM có hoặc không thể được chấp thuận từ trước đó. Chúng thường được cài đặt đặc biệt vì các nhà quản trị xem chúng là vận hành được và ổn định.

Tính đáng tin cậy và độ tin cậy được cải tiến bởi việc cung cấp truy cập tới mã nguồn. Rất khó khăn để giới thiệu virus Trojan horses (con ngựa thành Tơ roa) hoặc các cửa hậu trong PMNM hơn là trong các phần mềm sở hữu độc quyền. Các lỗi mã đơn giản như kiểm tra dãy bên ngoài và các lỗi tinh xảo hơn như tràn bộ nhớ đệm dễ dàng gặp phải hơn bởi hàng tá các nhà lập trình phát triển bên ngoài hơn bởi một ít các nhà lập trình phát triển bên trong.

Sự cải thiện về tốc độ thực thi thông qua việc tạo lại cũng như các sửa lỗi đơn giản trở nên nhanh hơn nhiều với PMNM hơn là với ngay cả nhà cung cấp phần mềm sở hữu độc quyền chu đáo nhất, nơi mà các nhà lập trình phát triển được cách ly khỏi những lỗi mà người sử dụng thông báo. Cuối cùng, có sự cải thiện trong tính có thể hỗ trợ được vốn thuộc về việc đọc được mã nguồn; các nhà lập trình phát triển có thể học được bằng việc đọc chính xác làm thế nào một sản phẩm nào đó làm việc và vì thế làm thế nào để thay đổi được nó. Ngược lại, những thay đổi đó có thể được chỉnh sửa bởi những nhà lập trình phát triển khác nữa về an ninh, tốc độ thực thi và những cải tiến về tính ổn định.

Hỗ trợ thương mại

Các công ty phần mềm như Red Hat có một thị trường mạnh về tích luỹ tư bản và kiếm tiền dựa hoàn toàn trên PMNM. Các công ty khác đang đầu tư vào các dự án PMNM để hỗ trợ việc kinh doanh gốc của họ; ví dụ, HP bán các máy chủ và các giải pháp lưu trữ, và những đóng góp của họ đối với Linux là rẻ hơn việc bảo hành hiện hành được yêu cầu đối với HP-UX sở hữu độc quyền của họ và các công cụ có liên quan.

Còn có các nỗ lực đầu tư vào PMNM được thay thế một cách cạnh tranh; ví dụ, những đóng góp của IBM cho các công cụ quản lý hệ thống và phát triển web được thiết kế để lấy lại doanh số từ Microsoft. Hãng đã có được thành công rực rỡ trong lịch sử khi chi phí của IBM trong các công ty cỡ vừa bởi việc thay thế các hệ thống AS/400 bằng các hệ thống dựa trên Windows..

Các nhà cung cấp PMNM đang gia tăng đầu tư rủi ro; ví dụ từ 2007 bao gồm nhà cung cấp giám sát mạng IPO là GroundWork và EMC của VMWare. Nhà cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ liệu nguồn mở MySQL dự kiến IPO vào đầu năm 2008. Các hãng này dự kiến cho việc tạo ra doanh số và lãi từ các dịch vụ và hỗ trợ.

Những rủi ro về hỗ trợ thực sự lớn hơn các phần mềm sở hữu độc quyền. Các hãng phần mềm sở hữu độc quyền có thể đi khỏi vòng kinh doanh, đổ các tri thức bên trong của họ theo ngọn gió khi các nhà lập trình phát triển của họ tìm được chỗ thuê khác ở đâu đó.

Các sản phẩm có thể bị lãng quên vì chúng không đủ mang lại lợi nhuận, đòi hỏi các khách hàng phải sống với các rủi ro gia tăng từ việc sử dụng tiếp tục các phần mềm không được sửa đổi, hoặc giữ giá thành của việc chuyển đổi sang một hệ thống thay thế khác. Cuối cùng, các công ty phần mềm có thể bị mua bởi các đối thủ cạnh tranh, làm cho các sản phẩm có thể so sánh được bị bỏ rơi để giảm giá thành hỗ chợ của nhà cung cấp. Ngược lại, nếu PMNM là có sẵn, sẽ luôn có 2 sách lược hỗ trợ ở phương sách cuối cùng: Người sử dụng có thể tự làm các thay đổi theo yêu cầu, hoặc họ trả tiền cho ai đó để có được những thay đổi đó. Thông thường thì một trong các nhà lập trình phát triển gốc của dự án PMNM có thể được thuê trực tiếp để cung cấp các tính năng tuỳ biến với giá thành thấp nhất, dù người sử dụng không phụ thuộc vào những thu xếp như vậy.

Được dẫn dắt bởi hệ tư tưởng

PMNM thường được miêu tả là chống lại tư bản, văn hoá đong đếm, và những thứ đại loại như vậy. Những dự án PMNM ban đầu đã phản ánh gốc hàn lâm của chúng – và trong trường hợp của Internet, việc đầu tư ban đầu của Chính phủ Liên bang Mỹ. Sự tự do để đọc mã nguồn hỗ trợ sự hợp tác trong phát triển phần mềm. Giấy phép công cộng chung GNU (GPL), một giấy phép về PMNM thuở ban đầu, đòi hỏi rằng bất cứ ai làm thay đổi mã nguồn của GPL để phân phối lại sẽ làm mọi thay đổi sẵn sàng ch công chúng một cách thực sự.

Giấy phép không bí mật này ít nhất đã là một phần của một bản tuyên ngôn: Sức mạnh chính trị thông qua sự giải phóng các tư tưởng và sự từ chối đối với bản quyền theo cách truyền thống. Và một vài môn đồ được thúc đẩy bởi tâm trạng vỡ mộng với các công ty phần mềm giàu có, mạnh và lớn – đặc biệt là Microsoft và Oracle. Nhưng những người thực thụ tạo ra phần mềm đã chọn để sử dụng GPL để dẫn dắt việc áp dụng rộng rãi và nhanh chóng hơn các công việc của họ, như với Linux những năm gần đây và Java vào cuối năm 2006. Bây giờ có các công ty phần mềm phân phối các PMNM như phần cơ bản trong mô hình kinh doanh của họ, doanh số và lợi nhuận bắt nguồn từ các dịch vụ bổ sung hơn là bản thân phần mềm. Có những người sử dụng thích PMNM hơn vì những nguyên nhân giáo điều, nhưng hầu hết những người sử dụng có những quan tâm thực dụng hơn: giá thành, tính ổn định, tính mềm dẻo và tính có thể bảo hành bảo trì được.

Các rủi ro về pháp lý

Vấn đề pháp lý tiềm tàng của việc áp dụng PMNM trong chính phủ đã nổi lên như một mối quan tâm. Các giấy phép PMNM khác nhau về cấu trúc, và chỉ có mã nguồn công cộng là đảm bảo cho người sử dụng các quyền không hạn chế. Một triển khai cụ thể nào đó có thể chứa hàng tá các thành phần phần mềm, và mỗi thành phần có thể có những điều khoản về giấy phép khác nhau. Một vài thành phần của các bên thứ ba có thể được triển khai đối nghịch với các điều khoản của giấy phép, hoặc có thể đơn giản là hoàn toàn không được trao giấy phép cho việc phân tán.

Việc xem xét về mặt pháp lý các giấy phép phần mềm được yêu cầu như một vấn đề về chính sách của Chính phủ, liệu có mở nguồn hay không. Cũng có những rủi ro về pháp lý với các phần mềm sở hữu độc quyền, liệu bản quyền hay các bằng sáng chế có bị vi phạm hay không.

Ví dụ, Alcatel/Lucent đã được thưởng 1.25 tỷ USD vào tháng 02/2007 khi một toà án tại Mỹ tuyên Microsoft có trách nhiệm pháp lý trong việc vi phạm các bằng sáng chế của về công nghệ nén MP3. (Nếu thuật toán nén MP3 là PMNM, liệu Microsoft có bị tuyên bị phạt hay không). PMNM làm giảm tính có thể đúng của việc vi phạm bản quyền vì mã nguồn là có thể nhìn thấy được, nhưng nó cũng làm phức tạp hoá việc xem xét pháp lý vì có nhiều các giấy phép tồn tại. (Ví dụ, Linux là một phiên bản của GPL, nhưng Apache là một phiên bản của BSD, và các phần cắm thêm của Apache có thể có những điều khoản giấy phép khác).

Hàng trăm trường hợp vi phạm bản quyền và bằng sáng chế đã được thu thập bởi các công ty phần mềm chống lại nhau về PMNM, trước tiên là dựa trên các khiếu nại rằng bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo ra cách không có quyền trong một sản phẩm PMNM. Không có trường hợp nào trong đó có liên quan tới người sử dụng các ứng dụng theo yêu cầu, nên tầm quan trọng của rủi ro pháp lý này đối với Bộ là thấp. Các đối thủ cạnh tranh cũng đã làm ra các thoả thuận pháp lý rõ ràng không kiện nhau để hợp tác được trong các dự án PMNM và tránh các vụ kiện như vậy; ngay cả các đối thủ cạnh tranh như Microsoft và Novell đã làm một thoả thuận như vậy vào cuối năm 2006 để cung cấp việc đảm bảo hỗ trợ cho các khách hàng của họ, rất nhiều trong số đó phụ thuộc vào sự thành công tiếp tục của cả 2 công ty.

Giao diện người sử dụng nghèo nàn

Về lịch sử, các giao diện người sử dụng khó học và khó sử dụng. Cộng đồng người sử dụng về hạ tầng và các công cụ phát triển đặt ưu tiên cao cho chức năng nhưng ưu tiên thấp về tính có thể sử dụng được. Nhận thức này được đưa ra cho những người đóng góp, việc bổ sung thêm chức năng mới đã cao hơn so với nhận thức được đưa ra để làm cho giao diện người sử dụng trơn tru hoặc dễ dàng học hơn. Ngoại trừ như trình duyệt web của Netscape ban đầu là các sản phẩm thương mại, sở hữu độc quyền.

Hiện tại, việc quan trọng hơn được đặt vào chất lượng của giao diện người sử dụng vì chúng đưa ra những ưu thế cạnh tranh đối với các sản phẩm với giao diện người sử dụng nghèo nàn. Trình duyệt Firefox đã đạt được thành công mang tính sống còn và một tỷ lệ áp dụng toàn cầu là 18% trong năm 2006 bằng việc đưa ra kinh nghiệm người sử dụng có chất lượng. (Đối thủ cạnh tranh chính của nó, Internet Explorer, không bắt người sử dụng trả gì cả và không đòi hỏi cài đặt, làm cho con số 18% đó rất ấn tượng). Phát tán Linux Ubuntu đã đạt được sự áp dụng nhanh chóng vì nó dễ dàng hơn đối với những người sử dụng có ít kỹ năng về kỹ thuật để cài đặt, học và sử dụng hơn các phát tán khác. Trình soạn thảo đồ hoạ PMNM GIMP đưa ra sức mạnh và sự dễ dàng sử dụng mà nó là cạnh tranh với các giải pháp thay thế thương mại sở hữu độc quyền, cũng như vậy đối với công cụ phát triển đồ hoạ Java Eclipse. Trước đó, việc áp dụng PMNM bị hạn chế đối với những người sử dụng hiểu biết kỹ thuật tinh vi, những người có thể tuỳ biến kinh nghiệm còn nghèo nàn của người sử dụng, nhưng bây giờ PMNM có tới được những người sử dụng mà họ không thể có sự kiên nhẫn như vậy.

Nghĩa Lê

Thứ Ba, 15/01/2008 11:26
31 👨 195
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản