Bảo mật mạng LAN không dây

1. Giới thiệu

Khi các mạng wireless LAN được triển khai rộng rãi và chúng ta cũng biết nhiều về lợi ích của nó, xong đi kèm với nó là việc bảo mật cũng rất khó khăn. Bài viết này chúng tôi chỉ chỉ đề cập và thảo luận một số kỹ thuật cơ bản để bảo mật hệ thống này và một số giải pháp bảo mật hữu hiệu.

2. Tại sao bảo mật lại rất quan trọng

Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến vấn đề bảo mật của mạng wireless LAN? Điều này bắt nguồn từ tính cố hữu của môi trường không dây. Để kết nối tới một mạng LAN hữu tuyến bạn cần phải truy cập theo đường truyền bằng dây cáp, phải kết nối một PC vào một cổng mạng. Với mạng không dây bạn chỉ cần có máy của bạn trong vùng sóng bao phủ của mạng không dây. Điều khiển cho mạng hữu tuyến là đơn giản: đường truyền bằng cáp thông thường được đi trong các tòa nhà cao tầng và các port không sử dụng có thể làm cho nó disable bằng các ứng dụng quản lý. Các mạng không dây (hay vô tuyến) sử dụng sóng vô tuyến xuyên qua vật liệu của các tòa nhà và như vậy sự bao phủ là không giới hạn ở bên trong một tòa nhà. Sóng vô tuyến có thể xuất hiện trên đường phố, từ các trạm phát từ các mạng LAN này, và như vật ai đó có thể truy cập nhờ thiết bị thích hợp. Do đó mạng không dây của một công ty cũng có thể bị truy cập từ bên ngoài tòa nhà công ty của họ. Hình 1 thể hiện một người lạ có thể truy cập đến một LAN không dây từ bên ngoài như thế nào. Giải pháp ở đây là phải làm sao để có được sự bảo mật cho mạng này chống được việc truy cập theo kiểu này.

Ví dụ về một người lạ truy cập vào mạng


3. Các điểm yếu trong bảo mật 802.11

Chuẩn IEEE 802.11 đưa ra một WEP (Wired Equivalent Privacy) để bảo vệ sự truyền phát không dây. WEP được sử dụng một chuỗi số 0 đối xứng để mã hóa các người dùng trong mạng không dây. 802.11 đưa ra các khóa WEP 64 bit nhưng được cung câp thêm lên khóa WEP 128 bit. 802.11 không đưa ra các khóa được xắp xếp như thế nào. Một WEP bao gồm 2 phần: vector khởi tạo (IV) 24 bit và key mật. IV được phát trong plain text ở phần header của các gói 802.11. Tuy nhiên nó rất dễ bị “crack”. Vì vậy giải pháp tiếp theo là phải sử dụng các khóa WEP động mà có thể thay đổi một cách thường xuyên.

Chuẩn 802.11 xác nhận các máy khách sử dụng khóa WEP. Tiếp sau đó chuẩn công nghiệp đã được đưa ra thông qua xác nhận 802.1x (bạn có thể xem phần 7) để bổ sung cho các thiếu xót của chuẩn 802.11 trước nó. Tuy nhiên gần đây, trường đại học Maryland đã minh chứng bằng tài liệu về sự cố của vấn đề bảo mật tiềm ẩn với giao thức 802.1x này. Giải pháp ngày nay là sử dụng sự xác nhận lẫn nhau để ngăn cản “ai đó ở giữa” tấn công và các khóa WEP động, các khóa này được xắp xếp một cách cẩn thận và các kênh mã hóa. Cả hai kỹ thuật này được hỗ trợ bởi giao thức (TLS: Transport Layer Security). Nổi bật hơn cả là việc khóa per-packet và kiểm tra tính toàn vẹn của message. Đây chính là chuẩn bảo mật 802.11i.

Xem tiếp: Bảo mật mạng LAN không dây (Kỳ 2)
Bảo mật mạng LAN không dây (Kỳ 3)

Phạm Văn Linh
Email:
vanlinh@quantrimang.com

Thứ Sáu, 21/07/2006 11:05
51 👨 4.544
0 Bình luận
Sắp xếp theo