Bảo mật không dây: Hãy nói KHÔNG với WEP và CÓ với WPA

Nếu các báo cáo và công trình nghiên cứu đều chính xác thì một lượng lớn mạng nội bộ không dây (WLAN), đặc biệt là các mạng sử dụng trong gia đình đều đang dùng kỹ thuật WEP lỗi thời và kém an toàn cho cơ chế mã hoá của mình.

Trở lại với thời điểm cách đây 6 năm, khi phần cứng mạng WLAN tiêu dùng đầu tiên được tung ra thị trường, nó sử dụng một công nghệ gọi là WEP - Wired Equivalent Privacy (Bảo mật tương đương mạng đi dây).

WEP được xây dựng để bảo vệ một mạng không dây tránh bị nghe trộm. Nhưng nhanh chóng sau đó người ta phát hiện ra hàng nghìn lỗi ở công nghệ này. Tính bảo mật của WEP không tương đương chút nào như một mạng đi dây. Do đó, không lâu sau một công nghệ mới có tên gọi WPA (Wi-Fi Protected Access) ra đời, khắc phục được nhiều nhược điểm của WEP.

Cho đến nay, WPA đã trở thành công nghệ chủ đạo trong nhiều năm. Song WEP vẫn để lại một thành phần tiêu chuẩn trong tất cả router không dây ảo trên các ngăn xếp lưu trữ. Mặc dù thành phần này được giữ lại chỉ nhằm mục đích tương thích với những phần cứng “cổ” nhất, nhưng nếu thông tin trên nhiều báo cáo nghiên cứu chính xác thì một lượng đáng kể hoạt động của mạng nội bộ không dây (WLAN), nhất là mạng không dây gia đình vẫn đang dùng kỹ thuật lỗi thời và kém an toàn WEP cho cơ chế mã hoá của mình.

Sự lan rộng và sử dụng phổ biến của WEP có thể được hiểu là do cụm từ viết tắt của WEP và WPA khá giống nhau. Chúng không chuyển tải được bất kỳ ý nghĩa khác nhau nào giữa hai phương thức (thậm chí còn ngụ ý tương đương). Thêm vào đó, WEP luôn được thể hiện đầu tiên trên giao diện bảo mật của hầu hết router băng thông, do WEP ra đời trước và cũng đứng trước theo thứ tự alphabe.

Bây giờ chúng ta sẽ xem vì sao không nên sử dụng WEP thêm chút nào nữa, và vì sao WPA là lựa chọn tốt hơn.

WEP = Weak Encryption Protocol (Giao thức mã hoá yếu)!

Nhược điểm lớn nhất của WEP là sử dụng các khoá mã hoá tĩnh. Khi thiết lập cơ chế WEP cho router, một khoá được dùng cho mọi thiết bị trên mạng để mã hoá tất cả gói tin truyền tải. Nhưng sự thật là các gói đã mã hoá này không tránh được hiện tượng bị chặn lại. Do một số lỗi kỹ thuật “bí truyền”, một kẻ nghe trộm hoàn toàn có thể chặn đủ số lượng gói tin đã mã hoá để tìm ra được khoá giải mã là gì.

Vấn đề có thể được giải quyết nếu bạn thay đổi định kỳ khoá WEP (Đó là lý do vì sao router thường cho phép lưu trữ 4 khoá). Nhưng cũng khá phiền phức và khó chịu vì thay đổi khoá WEP rất bất tiện và tốn thời gian, không chỉ thực hiện trên router mà còn trên tất cả các thiết bị kết nối tới nó. Kết quả là hầu hết mọi người đều chỉ thiết lập một khoá đơn và tiếp tục sử dụng nó mãi mãi.

Một chương trình phát triển gần đây tăng cường khả năng thay đổi khoá WEP thường xuyên nhưng nhưng không có hiệu quả bảo vệ mạng WLAN. Hacker có thể bẻ khoá WEP bằng cách chặn hàng triệu gói tin cộng với lượng thời gian và nguồn tương ứng.

Nhưng công nghệ vốn biến đổi rất nhanh. Các nhà nghiên cứu ở bộ môn khoa học máy tính trường Đại học German (Đức) gần đây đã chứng minh được khả năng phá hoại mạng dùng WEP rất nhanh. Sau khi mất chưa đến một phút để chặn dữ liệu (gần 100 000 gói tin), họ có thể phá khoá WEP chỉ trong ba giây. Thử nghiệm được thực hiện trên hệ thống CPU Pentium M 1.7GHz, một máy có bộ vi xử lý ngay cả trên các máy tính xách tay đời thấp bây giờ cũng hiếm gặp.

Tất nhiên, không có nghĩa là bất cứ ai hễ cứ ẩn nấp bên ngoài nhà bạn là đã có thể phá khoá, hack được mạng không dây. Nhưng khả năng bẻ khoá dễ dàng với thiết bị và phần mềm phổ thông ngày càng tăng khiến không ít người lo ngại. Tại sao cứ phải tiếp tục sử dụng WEP trong khi WPA an toàn hơn và dễ dùng hơn?

Chuyển sang WPA

Cho dù router của bạn đã có tuổi thọ vài năm, chắc chắn nó vẫn hỗ trợ một số dạng WPA (nếu không, nâng cấp bản firmware mới nhất là được). Phiên bản dễ dùng nhất và được hỗ trợ rộng nhất bây giờ là WPA Personal, đôi khi còn được gọi là WPA Pre-Shared Key (PSK).

Để mã khoá một mạng với WPA Personal (hay PSK), bạn cần cung cấp cho router không phải một khoá mã hoá mà là một cụm mật khẩu tiếng Anh đơn thuần từ 8 đến 63 ký tự. Sử dụng kỹ thuật gọi là TKIP (Temporal Key Integrity Protocol - giao thức toàn vẹn khoá thời gian), cụm mật khẩu đó cùng với SSID mạng được dùng để tạo các khoá mã hoá duy nhất cho từng máy trạm không dây. Các khoá mã hoá này được thay đổi thường xuyên. (Mặc dù WEP cũng hỗ trợ cụm mật khẩu nhưng chỉ nhằm mục đích tạo khoá tĩnh dễ dàng hơn, thường bao gồm ký tự hệ hecxa: số từ 0 đến 9 và chữ từ A đến F).

Đáng tiếc là ngày nay vẫn có nhiều thiết bị không dây không hỗ trợ WPA được bán ra thị trường (hầu hết là các thiết bị tiêu tốn điện năng lớn). Trung thực mà nói, bạn nên tránh mua các thiết bị loại này. Với máy tính thông thường, WPA được hỗ trợ cả Windows XP Service Pack 2 và Mac OS X (tất nhiên cả với Windows Vista). Trong XP, bạn sẽ không tìm thấy các tuỳ chọn WPA trên Data encryption trong bảng thuộc tính của Wireless Network Connection. Thay vào đó, hãy tìm bên dưới Network Authencation và chọn lựa kiểu Data encrytion phù hợp với thiết lập trên router (TKIP hoặc AES). (Nhiều router hỗ trợ AES, là cơ chế mã khoá mạnh hơn so với TKIP).

Nếu cấu hình một cách phù hợp, WPA sẽ khởi tạo chương trình bảo vệ tốt hơn WEP, nhưng không có nghĩa WPA là bức tường bảo mật vạn năng. Bạn nên tránh sử dụng các từ liên quan đến SSID và mật khẩu WPA trong từ điển (mật khẩu càng dài càng tốt). Như thế sẽ cung cấp chương trình bảo vệ tốt hơn là dùng “hệ thống liên kết” hay tên con cún nhà bạn.

Nếu router hay chương trình cơ sở của nó khá mới (trong vòng 18-24 tháng gần nhất), có thể WPA2 được hỗ trợ. WPA2 cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn WPA, trong đó có cả chức năng thiết lập mặc định cơ chế mã hoá AES. Tuy nhiên, để sử dụng WPA2 trên một hệ thống XP bạn cần tải một bản update tại đây.

Thứ Tư, 02/05/2007 09:34
52 👨 8.929
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vinh Nguyen Tran
    Vinh Nguyen Tran

    Trong đoạn " Nhược điểm lớn nhất của WEP là sử dụng các khoá mã hoá tĩnh. " thì các khoá mã hoá tĩnh là gì ạ ?


    Thích Phản hồi 22/05/22
    ❖ Tổng hợp